Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận VSATTP (dành cho hộ kinh doanh)
Khi đã nghĩ đến chuyện đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có nghĩa là người kinh doanh đã hoạch định mục tiêu kinh doanh lâu dài và bài bản. Để đăng ký GCN vệ sinh an toàn thực phẩm, trước tiên cần có giấy đăng ký kinh doanh
ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỘ CÁ THỂ (HỘ KINH DOANH)
Rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết mang đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Có thể nộp qua cổng thông tin điện tử nếu tỉnh, thành đã triển khai
Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh
Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh
Đối với trường hợp hộ kinh doanh gồm nhiều thành viên góp vốn, cần chuẩn bị thêm
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình
Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có)
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có)
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO HỘ KINH DOANH
Để thực hiện đăng ký GCN VSATTP, các chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận VSATTP
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản thuyết minh cơ sở vật chất của cơ sở
Bản vẽ sắp xếp của khu vực chế biến
Quy trình chế biến (theo nguyên tắc 1 chiều)
Danh sách nhân viên đủ sức khỏe (khám theo TT14/BYT) ở bệnh viện cấp quận, huyện. Bao gồm cả chủ cơ sở
Danh sách xác nhận kiến thức VS.ATTP bao gồm cả chủ cơ sở
Tham khảo, bổ sung thêm kiến thức tại
Gửi bộ hồ sơ đề nghị đến UBND cấp quận, huyện nơi đăng ký kinh doanh (bộ phận một cửa), họ sẽ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ nội bộ và báo thẩm định cơ sở trong 2 tuần sau khi nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu
Last updated